Các sự kiện có liên quan Xung đột giành quyền kiểm soát tại quần đảo Trường Sa 1988

Trong suốt thời gian xảy ra chiến sự, Hải quân Liên Xô đóng ở Cam Ranh đã không can thiệp.[73] Việc này được cho là do bối cảnh chính trị Liên Xô khi đó đang muốn kết thúc Chiến tranh Lạnh với phương Tây cũng như muốn xích lại gần Trung Quốc, nội bộ Liên Xô lúc này cũng đang bị rối loạn nghiêm trọng do những chính sách sai lầm của Tổng thống Gorbachev (thực tế chỉ 3 năm sau thì Liên Xô đã bị tan rã).[74][75]

Trước đó, giữa Việt NamLiên Xô đã ký riêng Hiệp ước Liên minh Quân sự Đồng minh song phương (tháng 11 năm 1978), trong đó ghi rõ là Liên Xô sẽ hỗ trợ Việt Nam hết sức mình về các mặt kinh tế, văn hóa và quốc phòng. Tuy nhiên, sau đó phía Việt Nam yêu cầu không đưa đầu đạn hạt nhân, tàu ngầm quân sự vào khu vực cảng Cam Ranh để tránh nguy cơ chiến tranh hạt nhân xảy ra trên đất nước mình. Liên Xô không đưa được tàu ngầm mang đầu đạn hạt nhân vào Cam Ranh nên đã đồng ý rút khỏi Hiệp định tương trợ quân sự sớm 4 năm, bộ đội Hải quân và Không quân Nga cũng dần rút khỏi Cam Ranh.[76] Do vậy, năm 1988, Liên Xô không còn nghĩa vụ phải điều động quân đội để ủng hộ Việt Nam như trong cuộc chiến năm 1979 nữa.[cần dẫn nguồn]

Sự việc này được ví von giống như trường hợp của Việt Nam Cộng hòa trong sự kiện Hoàng Sa 1974, khi Hạm đội 7 Hoa Kỳ đóng tại Phillipines không hỗ trợ về thông tin tình báo và cũng không có bất cứ hành động thiết thực nào để hỗ trợ hạm đội Việt Nam Cộng hòa giao chiến với Trung Quốc, thậm chí từ chối cả việc cứu những thủy thủ Việt Nam Cộng hòa của tàu HQ-10 đang trôi dạt trên biển.[74][75]

Trong một bài phân tích đề ngày 1/1/1987 gửi Chủ tịch Đoàn chủ tịch Xô viết Tối cao A.Gromyko (trước đó là Bộ trưởng Ngoại giao Liên Xô), Giáo sư V.I.Dashichev – khi đó là Chủ tịch Ủy ban Cố vấn Khoa học của Bộ Ngoại giao Liên Xô – đã nhận định việc ủng hộ Việt Nam sẽ khiến Liên Xô "không chỉ khó khăn trong quan hệ với phương Tây, mà còn chồng chất trở ngại trong việc bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc".[9] Theo Tiến sĩ Vladimir Mazyrin, lãnh đạo Trung tâm nghiên cứu Việt Nam và ASEAN của Viện Viễn Đông nói rằng: "Liên Xô trong thời điểm đó, dưới sự lãnh đạo của Gorbachev, không muốn có những hành động chống lại Trung Quốc, cũng như Mỹ... mặc dù theo một báo cáo do CIA công bố về sự kiện này (sự kiện Gạc Ma 1988). Báo cáo có nhắc đến chi tiết Đại sứ Việt Nam tại Liên Xô khi đó đã đến gặp Igor Rogachev, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Liên Xô và đề nghị Việt Nam và Liên Xô sẽ cùng phối hợp lên án Trung Quốc đã chiếm trái phép các đảo".[9] Theo Tiến sĩ Dmitry Mosyakov, lãnh đạo Trung tâm nghiên cứu Đông Nam Á của Viện Đông phương học (Viện Hàn lâm Khoa học Nga) thì phân tích rằng: "Nếu như năm 1979 (chiến tranh biên giới), Liên Xô có vai trò lớn thì năm 1988, lại ngược lại... Khi (Gorbachev) bắt đầu thay đổi đường lối, "đổi mới tư duy chính trị", bắt đầu xem xét các yêu cầu của Trung Quốc để bình thường hóa quan hệ (như vấn đề Campuchia, Afghanistan), bắt đầu chịu ảnh hưởng của các yếu tố khác, thì chính sách đối ngoại của Liên Xô bắt đầu suy yếu. Rõ ràng là Trung Quốc gây hấn, và các tàu Trung Quốc đã đánh chìm tàu Việt Nam. Tình hình ở ngoài đó là rất nghiêm trọng. Các bạn Việt Nam đã mong chờ vào sự ủng hộ của lãnh đạo Liên Xô. Nhưng, lãnh đạo Liên Xô khi đó là Gorbachev, rõ ràng là đã có những tính toán khác, họ có những suy nghĩ hoàn toàn khác để không ảnh hưởng đến việc bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc. Liên Xô đã đánh mất đi những gì mà đã từng tạo dựng được ở Việt Nam. Kết cục là, đường lối đối ngoại mới của lãnh đạo Liên Xô đã đóng một vai trò hết sức tiêu cực".[9]

Tháng 5 năm 1988, hai tháng sau cuộc hải chiến này, một nghị quyết mật của Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam điều chỉnh cơ bản chiến lược đối ngoại từ dựa vào Liên Xô sang "đa phương hóa".[73] Sự kiện này góp phần lớn trong việc Việt Nam lựa chọn chính sách không dựa vào các cường quốc, từ đó giúp Việt Nam có sự tự chủ lớn hơn trong việc hoạch định và thực thi chính sách đối ngoại. Một số người chỉ trích là Việt Nam đang thực thi chính sách "đu dây" nhưng theo Tiến sĩ Quan hệ Quốc tế Lê Hồng Hiệp thì chính sách này là phù hợp nhất với Việt Nam do nó giúp Việt Nam có vị thế cao hơn trong các cuộc đàm phán với các nước lớn.[77]

Vào tháng 4 năm 1988, Trung Quốc cũng đã thông qua một nghị quyết thành lập tỉnh Hải Nam, trong đó bao gồm cả Hoàng SaTrường SaViệt Nam đã khẳng định chủ quyền.

Vào ngày 07/11/1990, hạm đội Nam Hải nhận được báo cáo là các rạn san hô Đá Khói Nam (đá Ga-ven) đã mất liên lạc vô tuyến điện. Điều tra sau đó phát hiện thấy tất cả tổ lính chốt ở đây đã thương vong: 6 chết, 1 bị thương, 5 mất tích. Kiểm tra thấy trong lô cốt có chi chít vết đạn chứng tỏ đã diễn ra một cuộc chiến đấu ác liệt. Vớt được từ dưới đá san hô là các súng trường tiêu chuẩn được trang bị cho tổ chốt. Không rõ lực lượng nào đã tiêu diệt tổ lính chốt của Trung Quốc tại đây.[78]

Năm 1993, cũng tại Ga-ven, toàn bộ 20 binh sĩ Trung Quốc chốt ở đây bị giết hoặc mất tích (19 chết, 1 mất tích)... 1 bị chết vì bị bắn vào đầu, số còn lại chết vì bị đạn bắn hoặc bị dìm xuống nước. Cũng không rõ lực lượng nào đã tiêu diệt tổ lính chốt của Trung Quốc tại đây.

Năm 1994, Trung Quốc lại huy động lực lượng và giành được đá Vành Khăn do Philippines kiểm soát. Philippines chỉ đưa ra phản đối chính trị chứ không có động thái quân sự nào để giành lại đá Vành Khăn. Theo Henry L. Stimson Center, hải quân Philippines quyết định tránh đối đầu vì thấy kinh nghiệm tranh chấp năm 1988 giữa Trung Quốc và Việt Nam.[79]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Xung đột giành quyền kiểm soát tại quần đảo Trường Sa 1988 http://big5.cri.cn/gate/big5/gb.cri.cn/2201/2006/0... http://www.fmprc.gov.cn/eng/topics/3754/t19232.htm http://news.abs-cbn.com/global-filipino/07/11/11/s... http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam/2016/03/1603... http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam/2016/03/1603... http://history.huanqiu.com/china/2011-07/1843638_3... http://news.ifeng.com/a/20160206/47379441_0.shtml http://www.milnews2.com/2014/0228/57643_3.html. http://www.philstar.com/headlines/2016/03/02/15586... http://m.sohu.com/n/469505033/